Sản phẩm được sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang trong sách Bài giảng y học cổ truyền của trường đại học Y Hà Nội tập 2 trang 163
Cao Độc hoạt: 200mg
Cao Phòng Phong: 200mg
Cao Tang ký sinh: 250mg
Cao Tần giao: 200mg
Cao Ngưu tất: 200mg
Cao Đỗ trọng: 200mg
Cao Đương quy: 250mg
Cao Bạch thược: 250mg
Cao Xuyên khung: 250mg
Cao Sinh địa: 250mg
Cao Đẳng sâm: 200mg
Cao phục linh: 200mg
Cao Cam thảo: 150mg
Cao Quế chi: 100mg
1. Độc hoạt (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 807)
Tính vị: Độc hoạt có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi ấm, vào kinh can và thận Công dụng:
Độc hoạt có tác dụng khu phong hàn, khử thấp, giảm đau, chữa phong thấp, đau khớp, lưng gối đau nhức, chân tay tê cứng, co quắp. Còn chữa cảm gió, đau đầu, đau răng.
Liều dùng hàng ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, thường phối hợp với các vị thuốc khác
2. Phòng phong (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, trang 522)
Tính vị: Vị cay, ngọt tính ấm .Vào kinh bàng quang, can và tỳ
Tác dụng giảm đau: Nước sắc Phòng phong uống hoặc chích dưới da đều có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau của chuột
Đối với thuốc sắc, tác dụng này duy trì trên 2 giờ rưỡi, nhưng đối với thuốc ngâm thì sau 2 giờ, nhiệt độ lại tăng lên cao so với lô đối chứng.
3. Tang ký sinh, tang diệp, tang bạch bì, tang chi, tang thầm (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 781)
- Tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi...
- Lá dâu (Tang diệp) vị đắng, ngọt, tính bình. Có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt. Người ta nhận thấy lá dâu có tác dụng trị liệu đái đường lại ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.
- Vỏ rễ dâu (Tang bạch bì) vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, chỉ khái, hạ suyễn, tiêu sưng.
- Cành dâu non (Tang chi) vị đắng nhạt, tính bình. Có tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau.
- Quả dâu (Tang thầm) vị ngọt, chua, tính mát. Có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, trừ phong.
- Tầm gửi cây dâu (Tang ký sinh) vị đắng, tính bình, có tác dụng mạnh gân cốt,
lợi huyết mạch, hạ hồng cầu, an thai, xuống sữa, lợi tiểu.
- Tổ bọ ngựa cây dâu (Tang phiêu tiêu) vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng ích thận, cố tinh, lợi tiểu.
4. Tần giao ( Theo cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 112)
Tính vị: tần giao có vị đắng cay, tính hơi hàn, quy vào các kinh như vị, đại trường, can, đởm. Chủ trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra máu, lao nhiệt cốt chứng, trẻ con cam nóng...
Tần giao được sử dụng trị liệu một số bệnh chứng như:
- Trị thấp khớp (viêm đa khớp đau nhức, chân tay co quắp)
- Trị chứng hư lao (bao gồm lao phổi, sốt thấp về chiều tối, đêm ngủ ra mồ hôi
- Trị sưng đau răng lúc nhổ
5. Ngưu tất (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, trang 430)
Tính vị: Vị chua đắng.
Công dụng: Trị thương trung thiếu khí, con trai thận âm tiêu, người già không tiểu được, bổ trung nối dứt, đầy lấp tủy xương, trừ đau trong não và đau cột sống lưng, đàn bà kinh nguyệt không thông, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, ngừng bạc tóc.
6. Đỗ trọng (Theo cây thuốc vù động vật làm thuốc ở việt Nam, tập I, trang 800)
Tính vị: Ngọt, ôn, quy kinh can thận.
Công dụng:
Bổ can thận, cường gân cốt, an thai. Chủ trị chứng thận hư, đau lưng, liệt dương (dương nuy), thai động, thai lậu, trụy thai.
Tác dụng hạ áp: sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc còn có tác dụng mạnh hơn, nước sắc đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư giãn cơ trơn của mạch máu, nhưng có tác dụng hạ áp thời gian ngắn.
Thuốc có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh, dãn mạch tăng lưu lượng máu của động mạch vành.
Có tác dụng chống viêm, có tác dụng tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, tác dụng hưng phấn hệ thống tuyến yên, vỏ tuyến thượng thận.
Thuốc có tác dụng an thần giảm đau (trấn kinh, trấn thống).
Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn làm cho tử cung ở trạng thái co bóp được hồi phục, nhưng đối với tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ.
Liều dùng: Ngày dùng 12-20g dạng thuốc sắc, cao lỏng, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Khi dùng có thể tẩm muối sao
7. Đương quy (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 833)
Tính vị: Vị ngọt hơi đắng hơi cay, mùi thơm, tính ấm
Công dụng:
Đương quy là vị thuốc dùng phổ biến trong đông y là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thống kinh, dưỡng gân tiêu sưng, nhuận tràng. Đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và bệnh như thuốc chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức, tê bại, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết kinh nguyệt không đều, đau kinh (uống trước khi thấy kinh 7 ngày). Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
8. Bạch thược (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 158)
Tính vị: Bạch thược có vị đắng, chua, tính hơi hàn và quy các kinh can, tỳ, phế
Công dụng:
Bạch thược có công dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, điều kinh, kiềm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu mắt hoa, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Ngày 6-12g dạng thuốc sắc.
Để thuốc có hiệu quả hơn tuỳ vào bệnh mà chế biến:
Để sống có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp, nhức đầu, hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mạo, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm
Sao tẩm chữa kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, bế kinh.
9. Xuyên khung (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 1133)
Tinh vị: Vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vào ba kinh can, đờm, tâm .
Công dụng:
Xuyên khung có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, dược dùng chữa nhức đầu, hoa mất, cảm mạo, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đầu trướng, ung nhọt, phụ nữ sau khi đỏ bị rong huyết kéo dài. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.
Kiêng kỵ: Người âm hư, hỏa vượng không nên dùng
Trong y học cổ truyền Trung Quốc Xuyên khung dược dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau bụng kinh; đau ngực và xương sườn, viêm và đau do tổn thương chấn thương, nhức đầu, đau khớp dạng thấp. Ngày dùng 3-9g
10. Sinh địa (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 744) Là rễ, củ của cây địa hoàng
Tính vị: Vị ngọt, tính lạnh vào 4 kinh: Tâm, can, thận, tiểu trường
Công dụng: Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tăng chảy máu, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chẩn, viêm họng đau, tân dịch khô, tâm thần không yên, phiền táo mất ngủ
Liều dùng: Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc.
11. Đảng sâm (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 439)
Tinh vị: Vị ngọt bình, quy kinh Tỳ, Phế
Công dụng:
Có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát
Rễ đảng sâm dược dùng chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng mệt mỏi, khát nước, ốm lâu cơ thể suy nhược, lòi dom, sa tử cung, băng huyết, rong huyết, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu, chữa ho, tiêu đờm. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác trong các đơn thuốc tứ quân, bát vị, thập toàn đại bổ
Liều dùng: Ngày dùng 20-10g dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, hoặc ngâm rượu uống. Uống liền trong 7-14 ngày.
12. Phục linh (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 526)
Tính vị: Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ
Công dụng: Phục linh có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần. Được dùng làm thuốc chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, lợi tiểu, chữa phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém, an thần, trấn tĩnh, chữa mất ngủ. Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Dùng riêng, hoặc phối hợp với các thuốc khác
13. Cam thảo (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 326)
Tính vị: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh. Rễ cam thảo có vị ngọt bình bình.
Công dụng:
Tác dụng giải độc của cam thảo: Có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván. Tác dụng như cortison
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát.
Ngày uống 3-5g uống liền 14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh phù nề.
Chữa bệnh addison, mỗi ngày uống 10-30ml cao lỏng cam thảo bắc, uống liền một tháng hay hơn. Hiện tượng phù nhẹ do thuốc sẽ mất đi sau khi dừng thuốc.
Cam thảo dùng phối hợp với cortison có thể làm giảm tác dụng của cortison. Cam thảo bắc làm cho thuốc ngọt dễ uống và thường có trong thành phần các thuốc viên, thuốc phiến, kẹo ngậm, siro chữa ho.
14. Quế chi (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, tập II, trang 545)
Tính vị: Quế có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng bổ hoả, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.
Công dụng: Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng, trúng thực, phong tê bại, chữa tiêu hoá kém, tả lỵ thũng do tiểu tiện bất lợi, kinh bế, rắn cắn, ung thư
Liều dùng: Ngày dùng 1-4g dưới dạng thuốc hãm, hoàn tán hoặc mài với nước mà uống
Ngày dùng 2-7.5g sắc nước uống hoặc tán bột, mỗi lần uống 0.5-2g, ngày uống 1-2 lần
Kiêng kỵ: Những người âm hư, dương thịnh, và phụ nữ thai nghén không nên dùng
Trong y học Trung quốc, vỏ quế được dùng để chữa cảm lạnh phối hợp mộc hương, phục linh, nhục đậu khấu.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về bệnh tật, đang tìm giải pháp điều trị hợp lý.
Hãy để lại thông tin của bạn chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn. Hoàn toàn miễn phí khi được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia.
Liên hệ tư vấn trực tiếp
0949.000.596 - 0981.376.606